Những thiết bị y tế giúp kiểm soát bênh tiểu đường tốt nhất
Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc những thiết bị y tế giúp kiểm soát bệnh tiểu đường tốt nhất.
Tiểu đường (đái tháo đường) là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.
Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư, v.v.
Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư, v.v.
Kiểm tra đường huyết là một việc làm thường xuyên của bệnh nhân tiểu đường
Tiểu đường là bệnh mãn tính và cần điều trị suốt đời. Để đạt được kết quả tốt người bệnh không những cần có chế độ ăn uống, tập thể thao hợp lý mà còn cần sự hỗ trợ của một số thiết bị y tế. Theo các chuyên gia y tế, có 4 loại thiết bị y tế giúp kiểm soát, theo dõi bệnh tiểu đường tốt nhất.
Thiết bị quan trọng nhất cần phải có: máy đo đường huyết:
Máy đo đường huyết HEA-221
- Chẩn đoán bệnh tiểu đường bằng định lượng đường máu huyết tương:
Tiểu đường: Đường máu lúc đói ≥ 126 mg/dl (≥ 7 mmol/l) thử ít nhất 2 lần liên tiếp. Đường máu sau ăn hoặc bất kỳ ≥ 200 mg/dl (≥ 11,1 mmol/l).
- Mục tiêu đường huyết của người bệnh ĐTĐ trước bữa ăn là từ 3,9-7,2 mmol/l và sau bữa ăn (2 giờ) là dưới 10 mmol/l. Đây được coi là vùng đường huyết an toàn để tránh bị các biến chứng của ĐTĐ. Tuy nhiên, khi đường huyết nằm ngoài khoảng trên (ví dụ 8,0 – 15,0mmol/l) thì nhiều BN cũng không thấy có biểu hiện gì đặc biệt. Vì thế, nếu không đo đường huyết định kỳ thì họ sẽ không thể biết mình đã rơi vào vùng đường huyết nguy hiểm, đặc biệt là khi đường huyết bị hạ quá thấp < 3,0mmol/l.
- Những BN ĐTĐ mới được chẩn đoán, đường huyết còn cao hoặc mới thay đổi chế độ điều trị thì cần đo đường huyết 2-4 lần/ngày. Còn khi đường huyết đã được kiểm soát tốt thì cũng cần đo ít nhất 2 lần/tuần. Lưu ý là khi bị ốm, sốt hay tiêu chảy… thì người bệnh ĐTĐ cần đo đường huyết nhiều lần hơn. Đặc biệt, khi có cảm giác đói nhiều thì cần thử ngay xem có đúng bị hạ đường huyết không và hạ đến mức nào.
- Lưu ý khi chọn máy đo đường huyết cá nhân:
Trên thị trường có nhiều loại máy đo đường huyết cá nhân khác nhau. Để có được loại máy tốt và độ chính xác cao thì người bệnh ĐTĐ phải lưu ý chọn máy đo của các công ty có uy tín (đạt tiêu chuẩn ISO), có văn phòng đại diện tại Việt Nam và máy phải được bảo hành. Tốt nhất là họ nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị xem loại máy nào là phù hợp. Không nên mua các loại máy đo đường huyết kiểu hàng “xách tay” vì chất lượng không đảm bảo và khó mua que thử về sau
Bệnh nhân tiểu đường typ1 hoặc typ2 cần có que thử xêtôn máu hoặc trong nước tiểu:
- Ở những người có đường huyết quá cao sẽ sinh ra các thể xê tôn, nồng độ xê tôn trong máu cao có khả năng gây nhiễm toan nặng và hôn mê. Vì vậy, nếu đường huyết trên 15,0 mmol/l thì cần đo xê tôn máu, nếu xê tôn máu cao thì cần điều trị tích cực hơn hoặc xin tư vấn bác sĩ ngay. Hiện nay có máy đo đường huyết cá nhân có thể đo luôn cả xê tôn máu (nhưng bằng que thử riêng).
- Một cách khác, đơn giản nhưng kém chính xác hơn là định tính xê tôn trong nước tiểu bằng cách dùng que thử nhúng vào trong nước tiểu và ước tính xê tôn niệu nhiều hay ít dựa trên mức độ đổi màu que thử.
2. Máy đo huyết áp:
Máy đo huyết áp tự động bắp tay HEM-7203
- Có nhiều lý do để người bệnh ĐTĐ cần có máy đo huyết áp tại nhà. Đầu tiên, theo các nghiên cứu, vì trên 60% các BN ĐTĐ có tăng huyết áp và chính tăng huyết áp là nguyên nhân quan trọng gây tử vong cũng như thúc đẩy suy thận và mù lòa ở BN ĐTĐ... Lý do khác là vì tăng huyết áp ở BN ĐTĐ rất khó kiểm soát, ngay cả khi đã dùng đến 2-3 loại thuốc hạ huyết áp. Cuối cùng là do tăng huyết áp, ngay cả tăng rất cao, cũng thường ít có biểu hiện nên nếu không đo thì rất dễ bỏ sót.
- Có nhiều loại máy đo huyết áp để người bệnh ĐTĐ lựa chọn. Ngoài loại máy đo huyết áp đồng hồ như của các thầy thuốc thì còn có loại máy đo huyết áp cổ tay (đo huyết áp động mạch tại cổ tay, loại này rất đơn giản và tiện dụng). Một loại khác là máy bán tự động cũng đo huyết áp động mạch cánh tay nhưng có bảng hiển thị số đo còn được gọi là máy đo huyết áp cánh tay. Các loại máy đo tự động và bán tự động còn cho biết nhịp tim và có khả năng lưu giữ kết quả vài chục lần đo.
- Những người bệnh có tăng huyết áp nên đo huyết áp ít nhất 2 lần/ngày, vào buổi sáng và buổi chiều. Ngoài ra, họ cũng nên đo thêm khi bị đau đầu, chóng mặt… hay khi nghi huyết áp cao.
Một số loại máy đo huyết áp cá nhân để bạn dễ dàng chọn lựa:
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Đ/C : 40 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội (CH số 1 Cạnh cổng viện Trang thiết bị Y tế)
ĐT : 04 3576 5797
0 nhận xét:
Đăng nhận xét